Hiển thị các bài đăng có nhãn tuvan. Hiển thị tất cả bài đăng

TP Hà Nội xử phạt 4 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với 4 doanh nghiệp. Tổng số tiền phạt hơn 1 tỷ đồng.



Đây là 4 doanh nghiệp dệt, nhuộm đóng tại Cụm Công nghiệp làng nghề Dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức đã có hành vi xả thải ra sông Đáy.

Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Quyết định số 5701/QĐ-XPVPHC về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần dệt may Trung Thu (trụ sở: Cụm Công nghiệp Phùng Xá, xã Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) với số tiền 150.000.000 đồng. Công ty này không vận hành thường xuyên đối với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt quy định tại điểm e khoản 2 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Quyết định số 2047/QĐ-XPVPHC của UBND TP Hà Nội phạt Công ty TNHH Thiên Hoàng Anh (trụ sở: Đội 8, thôn Thượng, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) với số tiền 89.100.000 đồng. Với các lỗi vi phạm hành chính như xây lắp không đúng công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, không sử dụng thùng rác nhựa công cộng.

Quyết định xử phạt số 5506/QĐ-XPVPHC với số tiền phạt lên đến 525.800.000 đồng đối với Công ty TNHH dệt Toàn Thắng (trụ sở: Thôn Thượng, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Công ty này bị xử phạt với các lỗi vi phạm như: Khai thác sử dụng nước mặt không có giấy phép theo quy định; không xây lắp vận hành công trình xử lý môi trường như đã cam kết; xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Công ty TNHH Trường Thịnh (Trụ sở: xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã bị phạt số tiền 280.000.000 đồng theo Quyết định số 5798/QĐ-XPVPHC cũng về hành vi gây ô nhiễm, xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật

Công ty Vệ sinh Môi trường đảm bảo đường phố sạch sẽ những ngày Tết

Toàn bộ công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM đều phải cam kết làm hết việc chứ không phải làm hết ca.


Những ngày qua, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM (Citenco) triển khai chương trình Ấm áp mùa xuân 2017 chăm lo tết cho người nghèo và công nhân của ngành trên địa bàn TP.HCM.

Lo cho người nghèo và công nhân vệ sinh

Theo đó, từ ngày 17 đến ngày 25-1, Citenco đã trao 600 phần quà cho 600 hộ gia đình nghèo tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh), các xã Phước Hiệp, Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), xã Tân Lý Đông (Tiền Giang) và hai phường Bình Hưng Hòa A, B (quận Bình Tân). Tổng giá trị 600 phần quà là hơn 180 triệu đồng.

Ngoài ra, để đảm bảo cho người dân TP được đón tết xanh, sạch, công ty đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác vệ sinh môi trường trong những ngày cao điểm trước, trong và sau tết Đinh Dậu. Cụ thể, Citenco đã huy động hơn 7.000 công nhân cùng 2.000 xe vận chuyển thu gom rác từ nay cho đến hết đêm giao thừa. “Công ty cam kết trước 6 giờ sáng 28-1-2017 (tức mùng 1 tết Nguyên đán), toàn bộ TP sẽ không còn rác” - ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Citenco, cam kết.

Lượng rác dự kiến tại TP trong những ngày cuối năm sẽ rất lớn, do đó các công nhân vệ sinh của Citenco sẽ phải lao động vất vả hơn ngày thường. Toàn bộ công nhân đều phải cam kết làm hết việc chứ không phải làm hết ca. Để chăm sóc sức khỏe cho các công nhân, công ty đã có kế hoạch hỗ trợ thêm chi phí ăn uống cho họ, dự kiến 700.000 đồng/người. Ngoài ra, mỗi công nhân cũng sẽ được nhận một phần quà trị giá 1,2 triệu đồng.

Trực 24/24 giờ ở các điểm nóng

Chia sẻ về kế hoạch công tác vệ sinh phục vụ tết Đinh Dậu, ông Huỳnh Minh Nhựt cho biết: Hiện tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn TP dao động từ 7.000 đến 7.500 tấn rác/ngày. Nhưng trong đợt cao điểm tết từ ngày 22 đến 27-1 (tức ngày 25 đến ngày 30 tháng Chạp), tổng lượng rác thải phát sinh có thể tăng lên gấp đôi, lên tới 11.000-14.000 tấn rác/ngày. Để đảm bảo yêu cầu của lãnh đạo UBND TP.HCM (toàn bộ rác phải được vận chuyển ra khỏi TP trước giờ giao thừa), công ty đã phải huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên tham gia công tác vệ sinh, dọn dẹp.

“Tại những khu vực dự kiến sẽ phát sinh lượng rác lớn như tại các chợ, trung tâm thương mại, khu vực bày bán hoa tết, công ty luôn bố trí túc trực 24/24 giờ lực lượng công nhân vệ sinh kết hợp trang thiết bị, phương tiện vận chuyển phù hợp. Ngay khi kết thúc phiên chợ, toàn bộ lượng rác trong các thùng rác công cộng và rác phát sinh sẽ được dọn dẹp và vận chuyển ngay ra khu liên hiệp xử lý rác thải của TP” - ông Huỳnh Minh Nhựt nói.

Theo kế hoạch, toàn ngành vệ sinh sẽ nghỉ tết trong hai ngày 28 và 29-1 (tức mùng 1, mùng 2 tết). Trong thời gian này, Citenco đề nghị người dân giữ rác trong nhà. Ngày 30-1 (tức mùng 3 tết), công nhân ngành vệ sinh làm việc lại bình thường.


Đẩy rác ra đường, thực trạng ngày Tết

Mọi người đang dọn dẹp nhà cửa đón mừng năm mới nhưng nhiều nơi tại TPHCM lại có cảnh “sạch nhà, phố phường đầy rác” bởi không ít người đã đẩy rác ra đường, gốc cây, vỉa hè...


Do hai ngày mùng 1 và mùng 2 Tết Nguyên đán, công nhân vệ sinh nghỉ tết nên Sở Tài nguyên - môi trường TPHCM kêu gọi người dân giữ rác trong nhà.

Những ngày trước và sau tết, người dân cũng cần hạn chế tập kết rác thải ra đường ngoài giờ thu gom rác để giữ mỹ quan đô thị.

Lề đường thành nơi chứa rác

Tình trạng vứt rác bừa bãi diễn ra khắp nơi vào những ngày cuối năm. Nhiều gia đình dọn dẹp xong vô tư ném rác ra vỉa hè mà không bỏ vào những địa điểm tập kết rác hay các thùng rác công cộng.

Tại nhiều tuyến đường như Quang Trung (Q.12), Thống Nhất (Q.Gò Vấp), Hồng Bàng (Q.6)... rác nằm giữa vỉa hè. Rác chất đống, đủ các loại rác - từ bàn ghế hư, salon cũ, nệm cũ, thú nhồi bông cũ... cho đến thức ăn ôi thiu.

Theo nhiều người sống ở đây, một số gia đình sau khi dọn dẹp nhà tiện tay đẩy rác ra đường.

Ông Huỳnh Văn Bảy, một người thu gom rác tư nhân ở Q.Gò Vấp, cho biết càng sát tết, nhiều nhà dọn dẹp nên rác ở ngoài vỉa hè càng nhiều. Ngày thường ông Bảy chỉ cần gom chở bốn chuyến xe, nhưng gần tết phải gom 8-10 chuyến mới hết rác.

“Có gia đình bỏ đồ ăn lẫn với rác, ruồi bu kiến đậu, bọn tui phải vừa hốt vừa làm vệ sinh sạch lại vỉa hè, mất thời gian lắm” - ông Bảy chia sẻ.

Ở khu vực các quận 3, Tân Bình, Tân Phú..., tình trạng người dân đẩy rác ra đường cũng khá phổ biến. Dọc đường Trường Sa, Hoàng Sa (hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè), nhiều nơi đã trở thành điểm tập kết rác của người dân.

Vỉa hè, bồn hoa, thậm chí là lối đi bộ trên cầu bắc qua kênh cũng đầy rác. Mới đây, ngay trên vỉa hè giao lộ Kỳ Đồng - Trần Quốc Thảo (Q.3), nơi xe cộ qua lại tấp nập vẫn xuất hiện một đống rác lớn, trong đó có hàng chục bóng đèn huỳnh quang đã qua sử dụng...

Lén đi vứt rác lúc 2-3 giờ sáng!

Trong khi đó, các khu đất trống ở hẻm 97 Tân Quý (P.Tân Quý) và đường Bờ Bao Tân Thắng (P.Sơn Kỳ) của Q.Tân Phú cũng trở thành các bãi rác lộ thiên, với đủ loại vật dụng hư cũ. Điều đáng nói là những nơi này đều treo biển “cấm đổ rác” của UBND phường, có ghi mức phạt hẳn hoi!

Ông Trương Văn Quang - chủ tịch UBND P.Tân Quý cho hay chính quyền địa phương thường xuyên vận động người dân giữ vệ sinh đô thị, không vứt rác ra đường, nhưng có nơi người dân vẫn vứt rác theo thói quen.

Về bãi rác ở hẻm 97 Tân Quý, ông Quang thừa nhận do lực lượng chức năng của phường mỏng nên không thể cắt cử người túc trực để xử lý những trường hợp vi phạm.

Tương tự, khi được hỏi về bãi rác phát sinh hơn tuần nay trước nhà số 476 Hồng Bàng, giáp ranh với P.6, Q.6, đại diện UBND P.16, Q.11 cho biết chưa biết thuộc trách nhiệm phường nào xử lý.

Vị này cho hay sẽ cử người thu gom đống rác, nếu còn tiếp diễn tình trạng vứt rác bừa bãi, UBND P.16 sẽ làm việc với P.6, Q.6 để chia nhau tuần tra, phát hiện xử lý.

Cũng theo vị này, việc xử lý người dân vứt rác bừa bãi khá khó khăn. Phường có cử lực lượng tuần tra, tuy nhiên những người dân này toàn canh lúc 2h-3h sáng đem rác đi đổ nên rất khó phát hiện.

“Trước giờ phường chỉ mới xử phạt các quán ăn bỏ rác ngoài đường, chứ xử các hộ dân rất khó, hầu như chỉ mới dừng lại ở việc nhắc nhở” - vị này cho biết.

Vứt rác không đúng nơi quy định bị phạt nặng

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP, dịp giáp tết gia đình nào cũng tập trung dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón tết theo thông lệ truyền thống.

“Bà con nào cũng có tâm lý muốn nhà cửa gọn sạch càng sớm càng tốt, nên dọn lúc nào thì đem rác ra khỏi nhà lúc đó, bất kể là chưa tới giờ xe lấy rác hay xe mới vừa lấy rác xong. Vì vậy, chuyện rác thải bị đẩy ra vỉa hè, lề đường trong mấy ngày này là khó tránh khỏi” - bà Mỹ nói.

Tuy nhiên, theo nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị, hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm có thể bị buộc khôi phục tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; hoặc buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường...

Rác thải sau ngày Ông Công Ông Táo tại Hà Nội

Hàng ngàn, hàng vạn con cá chép sống "đính kèm" túi ni-lông được thả trôi khiến nhiều sông, hồ ở Thủ đô phải gồng mình gánh lượng rác thải lớn do con người xả ra khi tiễn ông Táo về trời.



Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, theo phong tục, người dân Việt tiễn ông Táo về trời, trình báo với Ngọc Hoàng những việc hay, dở trong gia đình và nhân gian trong suốt một năm.

Thế nhưng có lúc, có nơi, nét đẹp văn hóa này đang bị thực hiện sai, lệch, không những ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường.

Dịp này, hàng ngàn, hàng vạn con cá chép sống "đính kèm" túi ni-lông được thả trôi khiến nhiều sông, hồ ở Thủ đô phải gồng mình gánh lượng rác thải lớn do con người xả ra khi tiễn ông Táo về trời.

Nhiều bậc cao niên cho rằng, vì quanh năm ở trong bếp nên Táo quân biết hết mọi chuyện hay, dở, tốt, xấu của mọi người.

Vì thế, để "Vua bếp" phù trợ cho cả gia đình được nhiều may mắn trong năm mới, các gia đình thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất cẩn thận với mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu trắng, hương, đèn, nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả và đặc biệt không thể thiếu là hai mũ cánh chuồn cho Táo ông và một mũ không có cánh chuồn cho Táo bà, 3 cái áo bằng giấy cùng một con cá chép kho hay rán hoặc bằng giấy để làm phương tiện cho “Vua bếp” lên chầu trời. Trên Thiên đình, ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Hiện nay, ở nhiều gia đình vào Ngày Tết ông Công ông Táo, con cá được dâng cúng là cá sống, bữa cơm mặn cũng rất thịnh soạn. Sau khi cúng xong, các gia đình cử người mang cá ra sông, ra hồ để thả; tro đốt quần áo, mũ của Táo ông, Táo bà cũng phải mang ra sông, hồ để đổ.

Nhiều người quan niệm, có như thế, Táo ông, Táo bà mới về đến Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng sự thành kính của gia chủ và phù hộ cho gia chủ gặp may trong cuộc sống.

Việc làm trên đã khiến không ít sông, hồ ở Hà Nội như: hồ Thanh Nhàn, hồ điều hòa Võ Thị Sáu, hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu... vào ngày 23 tháng Chạp bị ô nhiễm. Nhiều người vô tư vứt túi ni-lông ra đường, thành cầu, bờ hồ hay thậm chí ném thẳng xuống sông, hồ khiến nơi đây tràn ngập túi ni-lông và giấy rác mặc dù thùng rác nhựa công cộng được bố trí đặt tại nhiều nơi.

Ngày 23 tháng Chạp, trên cầu Chương Dương, hướng từ Hà Nội sang Long Biên, phóng viên đã chứng kiến cảnh một phụ nữ khoảng hơn 40 tuổi, một tay điều khiển xe máy, một tay cầm túi ni-lông bên trong đựng cá chép sống quẳng xuống sông Hồng, rồi tăng ga đi thẳng.

Còn tại cầu Long Biên trưa 23 tháng Chạp, nhiều người dân sau khi thả cá xuống sông Hồng đã không tuân thủ luật giao thông đường bộ mà quay đầu xe đi ngược chiều khiến giao thông một số điểm bị tắc nghẽn cục bộ và gây mất an toàn giao thông trên cầu.

Theo ghi nhận của phóng viên, những hình ảnh thiếu ý thức đó không phải xảy ra ở tất cả các nơi trên địa bàn Thủ đô. Tại không ít sông, hồ ở Hà Nội vào sáng 23 tháng Chạp năm Bính Thân, người dân đã có ý thức bỏ rác vào thùng chứ không vứt túi ni-lông bừa bãi như mọi năm.

Dịp này, Đoàn Thanh niên quận Hà Đông (Hà Nội) phối hợp với Đoàn Thanh niên các phường, trường học trên địa bàn phân công đoàn viên túc trực tại khu vực cầu Đen, cầu Trắng, hồ Văn Quán và một số địa điểm khác trên địa bàn quận để nhắc nhở người dân thả cá, không xả rác và bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định.

Bên cạnh đó, quận Hà Đông còn bổ sung một số thùng rác di động dọc sông Nhuệ và khu vực xung quanh các ao, hồ lớn; tổ chức lực lượng thu gom rác thường xuyên. Trên cầu Long Biên, dù trời rét, hàng chục thành viên nhóm tình nguyện Cá Chép vẫn có mặt dọc 2 bên cầu để vận động người dân thả cá nhưng không xả túi ni-lông ra môi trường. Nhóm tình nguyện còn giúp người dân thả cá và gom rác.

Em Phạm Thị Kim Dung, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ: Trước ngày lễ tiễn ông Táo về trời, em và các bạn đã đọc được thông tin trên mạng về nhóm tình nguyện Cá Chép và đã đăng ký tham gia. Ngay từ sáng sớm 23 tháng Chạp, nhóm tình nguyện viên đã có mặt trên cầu Long Biên cầm băng rôn, khẩu hiệu trải rộng hai bên đường trên cầu.

Vừa tuyên truyền người dân không nên xả rác vàng mã đã đốt, hay vứt túi ni-lông bừa bãi, các tình nguyện viên còn thu gom túi ni-lông của một số ít người dân không có ý thức bỏ lại trên thành cầu sau khi thả cả xuống sông Hồng.

Trưa 23 tháng Chạp, hệ thống loa truyền thanh ở nhiều xã, phường trên địa bàn Thủ đô cũng phát đi những thông tin tuyên truyền về ý nghĩa ngày Tết ông Công, ông Táo kết hợp với việc vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ cảnh quan, để góp phần xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp./.

Nỗi lòng những người công nhân vệ sinh

Khi thực hiện những công việc thầm lặng nhưng hết sức cần thiết, người công nhân vệ sinh xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.



Cuối năm, áp lực công việc dồn lên vai những công nhân của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (Citenco) càng nặng. Bình thường, ca làm việc của họ bắt đầu từ 7 giờ tối hôm trước tới 7 giờ sáng hôm sau. Nhưng trong những ngày Tết, yêu cầu đặt ra là làm hết việc chứ không hết giờ. Thế là bỏ quên không khí Tết sau lưng, họ hối hả lao vào công việc với nhiệm vụ thầm lặng nhưng quan trọng: Giữ sạch đường phố trong những ngày trước và sau Tết.

Nhiều nỗi buồn không tên

Chị Huỳnh Thị Tý, Tổ trưởng sản xuất, Đội Vệ sinh quận Tân Phú, tâm sự: “Tôi đã hơn 20 năm theo nghề. Cha mẹ và cả chị của tôi cũng làm ở đây. Tôi luôn phải làm đêm tất cả các ngày trong tuần, bất kể mưa nắng, chịu đựng đủ thứ bụi bẩn, mùi hôi, nguy cơ tai nạn giao thông, bị những người say xỉn chọc ghẹo…”.

Theo chị Tý, chính vì công việc này ẩn chứa quá nhiều nhọc nhằn, vất vả nên những người đến với nghề này đều “do cái nghiệp, cái số”. Cái giá họ phải trả không hề nhỏ, bởi dù có được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động nhưng họ dễ bị mắc các bệnh về da và truyền nhiễm.

“Công nhân vệ sinh môi trường thường chỉ làm những thao tác đơn giản như quét, gom rác, đưa lên xe rác và chở đi đổ. Nhưng hãy nghĩ xem, khi chạy ngang một xe rác, hầu hết ai cũng bịt mũi vì không chịu nổi mùi hôi. Vậy mà chúng tôi phải tiếp xúc hằng ngày, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Nếu không có sức khỏe, không ai theo nổi nghề này” - công nhân Nguyễn Thị Lan nói thêm.

Nhưng đối với các công nhân vệ sinh, điều đáng buồn nhất là nhiều người tỏ thái độ kỳ thị với họ. “Nhiều khi mệt quá, ngồi nghỉ trước hiên nhà một chút thì bị chủ nhà xua đuổi. Chúng tôi đi khỏi, họ lấy vòi nước ra xịt rửa chỗ ngồi…” - chị Vũ Thị Hải rơm rớm kể.

Ước mong giản dị trong năm mới

Khi được hỏi về những mơ ước trong năm mới, các chị đều có chung ý tưởng: Có đủ sức khỏe để theo nghề, thu nhập được cải thiện để có thể lo cho gia đình… Nhưng trên hết, họ ước mong người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh chung hơn để họ đỡ vất vả trong công việc, cũng như TP sẽ luôn sạch đẹp.

Anh Nguyễn Trí Hùng, công nhân vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cho hay: Không hiểu sao thùng rác công cộng đẹp có sẵn nhưng nhiều người tiện đâu xả đó, thậm chí xả đại xuống kênh. Quét rác trên đường đã cực, vớt rác dưới kênh còn cực hơn. Nhiều khi rác mắc kẹt, dùng vợt kéo không được, anh em phải lội xuống gỡ từng búi rác. Chuyện đạp phải đinh, miểng chai, kim chích… là bình thường mặc dù đã mang ủng và găng tay, khẩu trang. “Mỗi lần bị tai nạn anh em đều được lãnh đạo công ty cho đi chích ngừa, thăm hỏi ân cần. Chúng tôi rất cảm kích về điều đó”.

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Citenco, chia sẻ: “Một TP văn minh, sạch đẹp không thể thiếu vai trò thầm lặng của hàng ngàn công nhân vệ sinh đang từng ngày, từng giờ căng sức trên những cung đường. Họ chăm sóc những tuyến đường xanh như chính cuộc sống của họ”.

Khi thực hiện những công việc thầm lặng nhưng hết sức cần thiết đối với TP, những công nhân vệ sinh rất xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người. Họ cần được hưởng chế độ chăm sóc tốt hơn, thu nhập thỏa đáng hơn (hiện chỉ vài triệu đồng/tháng) để có thể gắn bó lâu dài với cái nghề nguy hại, cực nhọc này.

“Trong năm 2017, Citenco sẽ cố gắng hết sức để nâng cao thu nhập cho công nhân vệ sinh. Công ty cũng mong nhận được sự hỗ trợ từ các cấp để chăm lo tốt hơn cho công nhân, từ vật chất tới tinh thần” - ông Nhựt bày tỏ.

Những hành động thiết thực vì môi trường

Sáng nay 14-1, CATP Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị chức năng đã phát động ra quân dọn sạch vệ sinh, môi trường tại 1 Học viện, 6 trường Đại học và 2 trường THPT trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm.



Đây là hoạt động cụ thể nhằm hưởng ứng Chương trình phối hợp hành động về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2025, đã được thống nhất giữa CATP Hà Nội, Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam - TP Hà Nội, Tòa Tổng giám mục Hà Nội, Tổng hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc); nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô...

Với kế hoạch cụ thể của CATP Hà Nội giao đến Công an các quận và các phòng nghiệp vụ, các trường tham gia sẽ xây dựng cụ thể, huy động sinh viên tham gia lễ phát động và duy trì vệ sinh môi trường ngay sau lễ ra quân.

Đây là đợt tập trung tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên duy trì bảo vệ môi trường, tạo thói quen trong giới học sinh sinh viên ý thức bỏ rác vào thùng rác công cộng, bảo vệ môi trường xanh.

Cùng làm cho môi trường sống trong lành hơn, sạch đẹp hơn

Sáng 14/1, Trường đại học Thủy lợi đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường. Tới dự có Thiếu tướng Bạch Thành Định – Phó Giám đốc CATP Hà Nội.

Trường Đại học Thủy lợi nằm trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, gần chợ đầu mối Ngã Tư Sở và trường Đại học Công Đoàn. Do vậy, đây được xem là một trong những khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, nếu mỗi cá nhân không có ý thức tự giác làm sạch cảnh quan xung quanh nơi mình sinh sống, làm việc và học tập.

Phát biểu tại buổi lễ ra quân, Thiếu tướng Bạch Thành Định – Phó Giám đốc CATP Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, qua đó bày tỏ hy vọng, mỗi cá nhân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên luôn chú ý tới hành vi của mình đối với môi trường; quan tâm hơn nữa về tính cấp bách của vấn đề ô nhiễm môi trường, đặt mục tiêu bảo vệ môi trường cao hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thiếu tướng Bạch Thành Định cũng kêu gọi mỗi người hãy chủ động, tích cực, bằng những hành động cụ thể như tham gia vệ sinh đường phố, nơi công cộng; giữ gìn và bảo vệ nguồn nước; trồng cây xanh; tham gia các hoạt động tập thể khác, làm cho môi trường sống trong lành hơn, sạch đẹp hơn.

Sau buổi Lễ phát động, Thiếu tướng Bạch Thành Định đã cùng CBCS CAQ Đống Đa, cán bộ nhân viên trường đại học Thủy Lợi và sinh viên trường tham gia làm sạch cảnh quan môi trường xung quanh trường.

Xây dựng Thủ đô xanh-sạch-đẹp và văn minh trong mắt bạn bè quốc tế

Sáng 14-1, trường Đại học Tài nguyên và môi trường tổ chức Lễ phát động và ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường - Vì Thủ đô xanh – sạch - đẹp năm 2017.

Tham dự buổi lễ có Đại tá Đoàn Ngọc Hùng - Phó Giám đốc CATP Hà Nội, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Ban Tôn giáo TP Hà Nội, các đơn vị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, cùng thầy và trò nhà trường.

Phát biểu tại lễ phát động, Đại tá Đoàn Ngọc Hùng đánh giá cao vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người đồng thời nêu lên hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

“Mỗi người trong chúng ta cần phải chú ý đến hành vi của mình trong việc bảo vệ môi trường sống, chủ động tích cực bằng những hành động thiết thực như dọn vệ sinh xung quanh môi trường sống, bảo vệ nguồn nước... Tôi tin tưởng rằng mỗi chúng ta - những công dân Thủ đô, sẽ quyết tâm xây dựng một Thủ đô xanh-sạch-đẹp và văn minh trong mắt bạn bè quốc tế”, Đại tá Đoàn Ngọc Hùng nhấn mạnh.

Ngay sau lễ phát động, đồng chí Đoàn Ngọc Hùng cùng các đại biểu, thầy và trò trường Đại học Tài nguyên và môi trường đã tích cực tham gia dọn vệ sinh xung quanh vườn hoa của nhà trường.

Đại diện CATP Hà Nội, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cùng đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên quận Bắc Từ Liêm tham gia dọn dẹp vệ sinh trên địa bàn

Phát biểu Lễ phát động phong trào và ra quân giữ gìn bảo vệ môi trường tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Đại tá Đinh Hữu Tân – Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ CATP Hà Nội, chia sẻ: “Chúng ta, những người có mặt trong buổi lễ hôm nay có những công việc khác nhau trong xã hội, nhưng tôi hy vọng mỗi cá nhân sẽ luôn chú ý đến các hành vi của mình đối với môi trường, đặt mục tiêu bảo vệ môi trường lên cao hơn nữa, hưởng ứng thiết thực phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường – Vì Thủ đô xanh-sạch-đẹp, vì cuộc sống bình yên".

Tiến sỹ Bùi thị Ngân – Phó Hiệu trưởng, cho biết, Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vinh dự là một trong 6 trường Đại học được chọn tổ chức lễ phát động phong trào đầy ý nghĩa này, đồng thời cam kết sẽ cùng các cán bộ, nhân viên cùng 48.000 sinh viên toàn trường tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ngay từ chính khu dân cư, khuôn viên trường học, đồng thời tuyên truyền để người thân, bạn bè cùng tham gia, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Ngay sau lễ phát động, thầy trò trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cùng đại diện CATP Hà Nội, Công an quận, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên quận Bắc Từ Liêm đã tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh tại khu ký túc xá của trường.

Sáng kiến rất thiết thực, ý nghĩa

Hưởng ứng Chương trình phối hợp hành động "Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2025", sáng 14-1, UBND quận Hai Bà Trưng, Công an Quận phối hợp với Đại học Xây dựng đã tổ chức lễ phát động phong trào và ra quân giữ gìn VSMT, an ninh trật tự.


Đã có hơn 300 người từ các phường, tổ chức đoàn thể, lực lượng công an tham gia sự kiện thiết thực này. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch Tổ chức lễ phát động phong trào và ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường tại các trường đại học, cao đẳng, PTTH ở Hà Nội của CATP.

Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Văn Hoạt cho biết việc bảo vệ môi trường ở các trường còn hình thức, chưa hình thành được thói quen bảo vệ môi trường. "Sáng kiến phối hợp cùng các đoàn thể, tổ chức tôn giáo các trường cùng chung tay bảo vệ môi trường là rất thiết thực, ý nghĩa".

Phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Nguyễn Xuân Anh cho biết thêm, những năm qua nhà trường đã cống hiến nguồn nhân lực cao, chuyển giap công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường của thành phố. Đại diện các trường, các phường trên địa bàn quận, ông Nguyễn Xuân Anh cam kết sẽ triển khai lâu dài, hiệu quả với những kế hoạch cụ thể; nghiên cứu đưa ra các giải pháp, sáng chế mới...

Thượng tá Nguyễn Vỹ Tươi, Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, CATP Hà Nội, kêu gọi mỗi người có những hành động cụ thể bảo vệ môi trường sống quanh mình thường xuyên vì Thủ đô xanh - sạch - đẹp, văn minh...

Nêu tinh thần cao trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường

* Tại địa bàn quận Hoàn Kiếm, lực lượng CAQ Hoàn Kiếm phối hợp với phòng chức năng CATP cùng với các cơ quan hữu trách đã thực hiện lễ phát động tại khu vực trong và ngoài Trường THPT Việt Đức.

Trong nhiều năm qua, lực lượng Công an Thủ đô nói chung và CAQ Hoàn Kiếm nói riêng đã duy trì thường xuyên các phong trào vì Thủ đô xanh- sạch - đẹp với hình thức đa dạng và phong phú với sự tham gia hưởng ứng của Đoàn thanh niên CAQ, các hội viên các chi hội đoàn thể tại khu dân cư, trường học và được thực hiện vào ngày thứ 7, Chủ nhật.

CAQ Hoàn Kiếm luôn lồng ghép các nội dung tuyên truyền liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh... Qua đó nêu cao trách nhiệm của người dân giữ gìn vệ sinh tại gia đình và khu phố.

Thiếu tá Phạm Hải Thắng, Phó trưởng CAQ Hoàn Kiếm cho biết: “Hoạt động này không chỉ nhằm mục đích vì môi trường xanh - sạch - đẹp, vì cuộc sống bình yên của nhân dân mà còn là buổi sinh hoạt, giao lưu giữa các tổ chức, các em học sinh nhằm đôn đốc, vận động, phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ cho người dân. Qua đó để nâng cao tinh thần, tự giác và trách nhiệm của cá nhân, khu phố góp phần làm giảm thiểu các loại dịch bệnh”.

Ngay sau buổi lễ phát động, lực lượng CAQ Hoàn Kiếm, các thầy, cô và học sinh Trường THPT Việt Đức đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh dọc vỉa hè tuyến phố Lý Thường Kiệt, bóc, xóa biển quảng cáo rao vặt gây mất mỹ quan đô thị.

Huy động thêm nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường

Tại trường Đại học Giao thông vận tải, lễ ra quân dọn sạch môi trường được CATP Hà Nội phối hợp cùng CAQ Đống Đa và Ban giám hiệu nhà trường tổ chức trang trọng, khí thế, với tâm thế vì Thủ đô xanh - sạch - đẹp, vì cuộc sống bình yên.

Dự lễ phát động có đại diện lãnh đạo quận Đống Đa, đại diện ban chỉ huy CAQ và PGS.TS Nguyễn Duy Việt - Phó Hiệu trưởng nhà trường, cùng hơn 300 sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải, Đoàn thanh niên quận Đống Đa.


Thầy giáo Nguyễn Duy Việt bày tỏ: “Trường Đại học Giao thông vận tải đánh giá cao và hưởng ứng sáng kiến phát động phong trào giữ gìn vệ sinh tại các trường học, học viện trên địa bàn thủ đô của CATP. Đơn vị sẽ đi đầu và duy trì nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Dịp tết sắp tới, nhà trường sẽ huy động nguồn lực, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ giảng viên và toàn bộ sinh viên”.


Ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO), không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam tiếp tục trong tình trạng báo động, khi năm qua Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm, còn TP HCM là 175 ngày.



Báo cáo chất lượng không khí Việt Nam 2016 do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam mới công bố cho thấy, bức tranh tổng thể về không khí ở Hà Nội và TP HCM rất đáng báo động, cụ thể là chỉ số AQI (thể hiện chất lượng không khí và tác động đến sức khỏe) và nồng độ bụi PM 2.5 (bụi có đường kính động học ≤2,5µm) đều vượt tiêu chuẩn quốc gia và thế giới.

Theo báo cáo, năm 2016 chỉ số AQI trung bình của Hà Nội là 212- thuộc nhóm kém, những người nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Trong đó, nồng độ bụi trung bình năm PM 2.5 lên 50,5 μg/m3, cao hơn 2 lần theo thang tiêu chuẩn Việt Nam và hơn 5 lần theo khuyến nghị của WHO.

Hà Nội có 123 ngày nồng độ bụi PM 2,5 vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam, tương đương với 35% số ngày của năm 2016. Trong khi dựa vào chuẩn WHO thì Thủ đô có đến 282 ngày ô nhiễm, tương đương 70% ngày. Nếu đánh giá theo giờ, Hà Nội có hơn 3.000 giờ bụi PM 2.5 vượt tiêu chuẩn Việt Nam và gần 7.000 giờ vượt chuẩn thế giới.

Xem thêm: Thùng rác giá rẻ

Các mô hình tính toán cho thấy, chất lượng không khí xấu thường tập trung trong quý I và IV, bởi lúc này Hà Nội thường chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc. Theo các chuyên gia, gió được cho là nguyên nhân làm lan tỏa một lượng lớn chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp phía đông bắc, và làm lan rộng các chất ô nhiễm vốn có ở Hà Nội.

So với Hà Nội, chỉ số không khí của TP HCM ổn định và tốt hơn. Năm 2016 TP HCM có 14 ngày tương đương 4% số ngày của năm có nồng độ bụi đường kính xấp xỉ 2.5 µm vượt quá chuẩn Việt Nam. Còn chiếu theo WHO thì đô thị này có 175 ngày tương đương 54% tổng số ngày.

Dựa trên đánh giá theo năm, nồng độ PM 2.5 trung bình tại TP HCM là 28.23 μg/m3 và cao hơn chút ít so với tiêu chuẩn Việt Nam. Về chỉ số AQI, TP HCM ở mức 86. Theo báo cáo, chất lượng không khí trong quý III là tốt nhất, đặc biệt vào tháng 9.

Các nhà khoa học cảnh báo, bụi PM 2.5 là loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển, có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

Vấn nạn đốt rác ở nông thôn

Hiện tượng đốt rác gây ô nhiễm môi trường đang trở nên phổ biến ở khu vực ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là tại các làng nghề tái chế phế liệu, sản xuất giày da, chăn ga, gối đệm… Tuy nhiên, khắc phục tình trạng này như thế nào thì nhiều địa phương còn lúng túng.



Bức xúc vì ô nhiễm

Ông Phạm Công Nam, trú tại thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong (Thường Tín) cho biết: “Trước kia họ chỉ đốt trộm về đêm, nhưng nay họ đốt cả ban ngày. Tất cả các hộ sinh sống gần điểm trung chuyển, tập kết rác bằng thùng rác nhựa chất lượng cao Paloca đều phải đóng cửa suốt cả ngày lẫn đêm vì mùi khét không thể chịu nổi”. Còn theo chị Nguyễn Thị Hồng, trú tại thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa): “Do thường xuyên phải sống và sinh hoạt trong bầu không khí bị ô nhiễm nên nhiều người dân trong làng, nhất là người già, trẻ nhỏ thường hay ho, viêm xoang, viêm phế quản...”.

Bức xúc vì ô nhiễm môi trường, ngày 8-1 vừa qua, hàng trăm người dân ở thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa) đã đề nghị xã Quảng Phú Cầu và huyện Ứng Hòa đóng cửa điểm tập kết rác thải sinh hoạt thôn Xà Cầu; đưa ra các biện pháp xử lý triệt để. Tương tự, tại thôn Thượng Cung và thôn Định Quán, xã Tiền Phong (Thường Tín) hàng chục người dân đồng loạt ký đơn đề nghị các cấp, các ngành của thành phố sớm vào cuộc xử lý vấn nạn đốt rác thải làng nghề sản xuất chăn ga, gối đệm… Hàng nghìn hộ dân khác ở các xã Phú Yên (Phú Xuyên), Hạ Bằng (Thạch Thất), Đông Phương Yên (Chương Mỹ)… bức xúc đề nghị chính quyền các cấp có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Loay hoay xử lý

Khắc phục tình trạng đổ, đốt trộm rác gây ô nhiễm môi trường, các địa phương đều huy động nhân công bơm nước dập lửa mỗi khi nhận được thông tin bãi rác bị đốt. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Còn giải pháp lâu dài thì các địa phương đều lúng túng.

Theo UBND huyện Ứng Hòa, năm 2015, huyện đã lắp đặt lò đốt rác thải làng nghề với công suất 5 tấn/ngày đêm tại bãi chôn lấp rác thải Vân Đình. Tuy nhiên, trong quá trình đốt thử nghiệm, lò đốt rác chưa bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường nên dự án không được thực hiện. Sau khi các doanh nghiệp môi trường từ chối thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, làng nghề Xà Cầu, huyện Ứng Hòa đã giới thiệu đơn vị có chức năng xử lý rác thải công nghiệp làm việc với người dân. Tuy nhiên giá thành xử lý rác làng nghề doanh nghiệp đưa ra là 4.000 đồng/kg nên người dân không chấp thuận. UBND xã Quảng Phú Cầu đã tổ chức 4 hội nghị với các hộ thu gom, tái chế phế liệu để tuyên truyền vận động nhân dân: Hạn chế thu mua những mặt hàng có nhiều thành phần không thể tái chế; không đổ, đốt trộm rác bừa bãi, tạm thời đóng rác vào bao tải lưu tại gia đình; thực hiện đóng phí thu gom, xử lý rác thải làng nghề… Tuy nhiên, tình trạng này vẫn không thể giải quyết triệt để. Tương tự, các huyện Phú Xuyên, Thường Tín… đã quy hoạch khu đất để làm nơi chứa, xử lý rác thải làng nghề nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí để triển khai dự án…

Để hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn từ việc đổ, đốt rác bừa bãi, các địa phương cần tổ chức tuyên truyền đến người làm nghề chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; yêu cầu các hộ gia đình phải đăng ký và thực hiện thủ tục pháp lý trong lĩnh vực môi trường; tổ chức phân loại, lưu giữ, xử lý rác thải công nghiệp, rác thải phát sinh từ hoạt động tái chế phế liệu… Các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác nắm bắt tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, các sở, ngành liên quan cần xem xét đề nghị của các địa phương trong việc quy hoạch, mở rộng điểm công nghiệp làng nghề tạo thuận lợi cho địa phương trong việc di dời các hộ dân hoạt động sản xuất ngành nghề gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư… Đồng bộ các giải pháp trên, môi trường làng nghề Hà Nội mới dần được cải thiện, khắc phục tình trạng đổ, đốt trộm rác...

Rác thải điện tử tăng mạnh ở châu Á

Rác thải điện tử hiện nay đang tăng mạnh, trở thành vấn đề cấp thiết ở châu Á. Điều này đặt ra mối đe dọa lớn với môi trường cũng như sức khỏe của con người. Chính vì vậy, chính phủ các nước cần có sự quan tâm nhiều hơn dành cho vấn đề xử lý và tái chế loại rác thải này. 



Theo báo cáo mới của Trường ĐH Liên Hiệp Quốc (Nhật Bản), số rác thải điện tử ở 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á được nghiên cứu đã tăng 63% trong giai đoạn 2010-2015. Chỉ tính riêng năm 2015, con số này đạt mức 12,3 triệu tấn.

Châu Á là thị trường thiết bị điện tử, gia dụng lớn nhất - chiếm gần phân nửa doanh số toàn cầu - nhưng cũng là khu vực tạo ra nhiều rác thải điện tử nhất. Những yếu tố góp phần dẫn đến thực trạng này là thu nhập tăng, dân số trẻ bùng nổ, sản phẩm lỗi thời nhanh chóng do công nghệ cải tiến và mẫu mã không ngừng thay đổi, nạn buôn bán rác thải điện tử bất hợp pháp.

“Người tiêu dùng ở châu Á hiện nay thay thế thiết bị điện tử thường xuyên hơn. Thêm vào đó, nhiều sản phẩm được thiết kế nhằm giúp sản xuất với chi phí thấp mà không thể sửa chữa, khôi phục hoặc tái chế dễ dàng” - báo cáo nhận định.

Nỗi lo hiện nay là, theo cuộc nghiên cứu, không có nhiều quốc gia được trang bị tốt để đối phó “núi rác thải” càng cao từ điện thoại thông minh, máy tính, tivi, máy điều hòa không khí và sản phẩm hư hỏng khác. Hiện chỉ có vài nước - như Hàn Quốc, Nhật Bản… - có hệ thống tái chế rác thải điện tử theo luật ban hành vào những năm 1990.

Trong khi đó, một số cách làm có hại cho môi trường - đốt nhựa để lấy đồng, làm nóng chảy linh kiện để thu kim loại quý trong rác thải điện tử… - lại phổ biến ở những nước đang thiếu luật xử lý rác thải điện tử như Indonesia, Thái Lan, Campuchia...

Không những thế, theo hãng tin AP hôm 15-1, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tái chế không an toàn gây hại đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh, như phổi, gan, thận… bị tổn hại, vô sinh, những vấn đề sức khỏe tâm thần…

Vì thế, báo cáo thúc giục các chính phủ ban hành quy định, luật lệ cụ thể về quản lý chất thải điện tử hoặc thực thi nghiêm ngặt những luật hiện có. Ông Ruediger Kuehr, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho rằng số lượng rác thải điện tử được tạo ra hiện cao hơn nhiều so với ước tính của các chính phủ. Điều này nên là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng.

Theo ông Kuehr, con người hưởng lợi từ các sản phẩm điện tử hiện đại nhưng cần phải tái sử dụng các nguyên vật liệu trong thiết bị điện tử bỏ đi nếu không muốn tài nguyên bị cạn kiệt trong tương lai.

Dễ dàng tìm lại tấm vé số đã vứt nhờ sử dụng thùng rác Paloca

Một phụ nữ người Anh đã vô tình vứt tấm vé số trúng hơn 1,8 tỷ đồng vào thùng rác. Rất may mắn, sau đó cô ấy đã tìm lại được tấm vé số của mình nhờ sử dụng thùng rác Paloca.


Câu chuyện "hú vía" này xảy ra với cô Joanne Joynson, một trợ lí phòng thuế 37 tuổi và là một bà mẹ hai con đến từ hạt Merseyside, Anh. Trước đó, Joanne Joynson có mua một tấm vé số và ngỡ tấm vé số mình mua không trúng thưởng, cô đã vứt nó vào thùng rác.
Nhưng không ngờ 3 ngày sau, vào tối ngày 31/12/2016, Joanne đi đến cửa hàng Betfred ở gần nhà và sửng sốt khi phát hiện ra tấm vé số Tây Ban Nha trị giá 3 bảng (khoảng 84 nghìn đồng) không trúng giải của cô hóa ra lại trúng giải thưởng trị giá hơn 1,8 tỉ đồng nhờ cơ hội thứ hai.
Ngay lập tức, Joanne chạy như bay về nhà, lục tung chiếc thùng rác và 15 phút sau, cô quay lại cửa hàng với tấm vé số trên tay. Cô Joanne cho biết, thật may vì thành phố sử dụng thùng rác công cộng mang thương hiệu Paloca do công ty Hành Tinh Xanh cung cấp. Chính vì vậy, cô không mất quá nhiều thời gian để tìm tấm vé số nhờ thùng rác có thể vệ sinh dễ dàng.

Tấm vé số được tìm thấy trong thùng rác Paloca
Điều đầu tiên Joanne muốn làm là tổ chức đám cưới với vị hôn phu của mình, anh Dyllan O’Connor, một nhân viên bán ô tô. Cô đã nhắc lại với Dyllan lời cầu hôn của anh từ 15 năm trước. Cuối cùng nhờ tấm vé số đã vứt đi mà họ đã có đủ tiền để thực hiện đám cưới mơ ước của mình.
Chiếc vé trúng giải của cô nằm trong chương trình khuyến mại kéo dài 10 tuần của Betfred. Đây là chương trình rút thăm lại những chiếc vé không trúng giải để trao cho người chơi cơ hội thứ hai với nhiều giải thưởng hấp dẫn.
Cô Joanne cũng nói thêm rằng, cô đến cửa hàng Betfreds hàng ngày, thỉnh thoảng cũng mua xổ số và đôi khi thắng được một vài giải phụ nho nhỏ. Đây là lần đầu tiên cô thắng một giải thưởng lớn thế này.




Vứt rác không đúng nơi quy định sẽ bị phạt 7 triệu đồng

Chính phủ vừa thông qua một nghị định mang tính răn đe mạnh mẽ nhằm duy trì vệ sinh môi trường công cộng. Theo đó, Từ ngày 1/2/2017, người dân vứt rác bừa bãi bị phạt tới 7 triệu đồng.



Theo Nghị định 155 của Chính phủ, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị và hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị sẽ bị phạt 5-7 triệu đồng.
Vứt, thải, bỏ đầu mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (tăng gấp 10 lần mức phạt cũ).

Vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt này sẽ bị tăng lên gấp đôi.

> Xem thêm: Thùng rác nhựa công cộng

Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

Người vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả.


Cũng theo nghị định, lực lượng công an nhân dân đang làm nhiệm vụ, chủ tịch UBND cấp xã, chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt các hành vi này.

Tình trạng thiếu hụt thùng rác công cộng tại TP.HCM

Một lượng lớn rác bị vứt bừa bãi khắp nơi đã là chuyện xảy ra hằng ngày tại TP.HCM. Ngoài ý thức của người dân, còn có những bất cập khác như thời gian lấy rác chưa phù hợp, thiếu quá nhiều thùng rác công cộng...



Nhằm giải quyết vấn đề trên, mới đây, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường TP đã tổ chức tặng 1.200 thùng rác công cộng (loại 95 lít) cho quận 1, 3, 4, 12 với tổng giá trị là 700 triệu đồng.

Đau đầu với rác thải đường phố

Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP, hiện nay trên địa bàn TP phát sinh 7.500 - 8.000 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày được thu gom, xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này lớn hơn rất nhiều, bởi một lượng rác khổng lồ khác bị vứt xuống kênh rạch, đường phố...

Đi dọc tuyến đường Hồng Hà, Bạch Đằng (đoạn từ công viên Gia Định vào sân bay Tân Sơn Nhất và trở ngược ra), có nhiều đoạn đường bị biến thành nơi chứa rác.

Tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, với chiều dài gần 9km, mỗi ngày hứng từ 8-10 tấn rác thải. Rác ở đây không chỉ do người dân sống dọc theo kênh thả xuống, mà còn từ hệ thống cống thoát nước ngầm từ đầu nguồn khu vực quận Tân Bình đổ về.

Không chỉ riêng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, mà hàng loạt kênh rạch khác trên địa bàn TP là trục thoát nước nhưng luôn hiện diện rác dày đặc, dù được các cơ quan chức năng tổ chức vớt thường xuyên.

Ông Nguyễn Quốc Thái, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP, cho biết nạn vứt rác bừa bãi chính là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho tình trạng ngập nước ở TP trầm trọng thêm.

Trên địa bàn TP có hơn 69.000 miệng hố ga thu nước, thì đã có gần một nửa trở thành nơi xả rác; chưa kể rác thải vứt trên đường, khi mưa bị nước cuốn bít các miệng hố ga gây ngập.

Cũng theo ông Thái, cứ mỗi trận mưa công ty phải cử gần 200 nhân viên đi vớt rác tại các miệng hố ga, nhưng vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với số lượng hố ga bị rác lấp kể trên.

“Có nhiều trận mưa, khi công nhân hốt rác tới miệng hố ga thứ ba thì miệng hố ga thứ nhất đã đầy rác” - ông Thái than thở.

Rác nhiều như vậy, nên khi công nhân thoát nước vớt rác lên không biết bỏ đâu, vì khắp nơi ngập nước. Đại diện Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP cho biết đang tính tới chuyện cho công nhân mang gùi trên lưng để vớt rác tại các điểm ngập.

Cần sự chung tay từ cộng đồng

Ông Huỳnh Minh Nhựt, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP, cho rằng vấn đề thu gom, vận chuyển rác hiện còn một số bất cập.

“Vì vậy, thông qua việc tặng thùng rác cho các đơn vị, công ty mong mỏi người dân cùng đồng hành thực hiện việc bỏ rác đúng nơi quy định. Như vậy, không những góp phần bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị TP mà còn giảm ngập” - ông Nhựt chia sẻ.

Trao đổi về khả năng đáp ứng của hệ thống thùng rác công cộng trên địa bàn TP trước khi bổ sung 1.200 thùng rác mới, ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường, cho biết thời gian qua các quận, huyện cũng đã có trang bị thùng rác ở những nơi công cộng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, việc tăng cường thêm thùng rác ở các nơi là hết sức cần thiết.

Cũng theo ông Thắng, sắp tới sở sẽ tổ chức thêm nhiều đợt trao tặng thùng rác nữa.

Ông Đậu An Phúc, phó chủ tịch UBND Q.12, cho biết sẽ triển khai lắp đặt số lượng thùng rác được tặng trên các tuyến đường như Nguyễn Ảnh Thủ, Lê Văn Khương, Trường Chinh...

Ngoài ra, quận cũng đã giao các phường tổ chức vận động người dân sống trên các tuyến đường được lắp đặt thùng rác bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời tiến hành lắp camera ở một số tuyến kênh rạch, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp xả rác bừa bãi.

Bên cạnh đó, UBND Q.12 tiếp tục vận động xã hội hóa tham gia lắp đặt thêm thùng rác công cộng, vì nhu cầu trên địa bàn quận hiện nay cần hơn 1.000 thùng rác công cộng.

Đại diện UBND Q.4 cho biết sẽ kết hợp việc lắp thùng rác công cộng được tặng với việc phân loại rác tại nguồn.

Theo đó, UBND Q.4 sẽ triển khai lắp đặt thùng rác tại hơn 160 vị trí, trên các thùng rác có dán hình ảnh giúp người dân biết được thùng rác nào đựng rác vô cơ, rác hữu cơ. Việc lắp đặt thùng rác sẽ được thực hiện trước Tết Nguyên đán.

Tương tự, đại diện UBND Q.3 cũng cho biết chuẩn bị lắp đặt thùng rác công cộng tại 12 tuyến đường trọng điểm trên địa bàn quận, và trước khu vực ga Sài Gòn...


Ở TP.HCM, hằng ngày một lượng lớn rác bị vứt bừa bãi khắp nơi. Ngoài ý thức của người dân, còn có những bất cập khác như thời gian lấy rác chưa phù hợp, thiếu quá nhiều thùng rác 
công cộng...

Rác thải tại thành phố sau ngày lễ

Tại các trung tâm TP lớn như Hà Nội và TPHCM, đặc biệt là trên phố đi bộ Nguyễn Huệ hay các tuyến phố quanh hồ Gươm, năm nào cũng vậy, sau dịp lễ Giáng sinh hoặc đón năm mới, đều tràn ngập rác. Đây là hậu quả của việc thiếu hụt môn học bảo vệ môi trường trong các trường học và báo động về ý thức của giới trẻ trong việc giữ gìn cảnh quan cho thành phố, các nhà xã hội học, tâm lý học lý giải.



Sau chương trình đếm ngược đón năm mới 2017 vào tối 31.12.2016 ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM), hàng nghìn nam thanh nữ tú ra về, để lại những đống rác thải tràn ngập cả con phố này. Họ cũng chẳng xấu hổ khi ngang nhiên tàn phá cả cảnh quan nơi lễ hội diễn ra, giẫm nát hoa cảnh và thảm cỏ, đu bám, leo trèo làm gãy cành cây cổ thụ, xô đổ hàng rào… Tương tự, giấy bìa, nylon, thức ăn thừa, chai nhựa… cũng tràn ngập các tuyến đi bộ quanh hồ Gươm (Hà Nội) vào sáng 1.1.2017. Có người còn ví von cho rằng “biển người” đã để lại cả “biển rác” sau đêm giao thừa.

Điều đáng nói là năm nay ở TPHCM, ngay sau đó, một số bạn trẻ đã chung tay nhặt rác để giữ gìn vệ sinh chung. Những loại chai nhựa, lon nước ngọt được họ phân loại để riêng, những hộp xốp, bao nylon được gom lại gọn gàng. Sau khoảng 10 phút, nhiều khu vực rác đã được gom. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng có những bạn trẻ có ý thức như vậy. Toàn bộ gánh nặng dọn dẹp vệ sinh trút lên vai những công nhân quét rác. Và bản thân họ có nỗ lực mấy đi chăng nữa cũng phải thức đến sáng để dọn sạch những bãi rác khổng lồ như thế.
Theo số liệu thống kê công bố vài năm trước, vào dịp lễ hội, bình quân mỗi ngày nhân viên Công ty Môi trường đô thị thu gom được gần 3,5 tấn rác. Nhân viên phải tăng cường lực lượng trực và sử dụng que kẹp để nhặt rác, vì nếu cúi xuống nhặt thì họ sẽ bị xô ngã…

Không chỉ xả rác, cả biển người chen lấn, xô đẩy, có những nhóm trẻ chòng ghẹo các cô gái trẻ, hay kẻ gian tranh thủ móc túi, lấy điện thoại… Ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng cũng lên đến mức báo động.

Nhiều người khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng này đã phải thốt lên: “Vô ý thức. Đáng xấu hổ. Sau này có con cái, điều đầu tiên sau việc dạy lễ phép là phải dạy bọn trẻ có ý tứ trong việc vứt rác. Hơn nữa, cũng mong thành phố đặt thêm nhiều thùng rác hơn nữa. Cứ mỗi lần đi qua thấy rác tràn lan là khó chịu kinh khủng”.

Cũng có không ít bậc phụ huynh than thở: “Ngán cho lối sống, suy nghĩ và hành động của những con người này, đặc biệt là các bạn trẻ. Giờ là thời đại nào rồi? Việt Nam chúng ta thì mãi lè tè, mỗi việc nhỏ là ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng cũng không có thì làm sao xã hội phát triển được?”.

Theo TS xã hội học Phạm Thị Thúy, chị cũng vô cùng buồn lòng vì ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung của đa số những người tham gia lễ hội ngày càng kém. “Báo chí đã tuyên truyền rất nhiều về sự nguy hại của bao nylon, vỏ đồ nhựa, nguy hại kéo dài hàng trăm năm. Người tham gia lễ hội hầu hết là người trẻ, cha mẹ đưa con đi chơi... Chúng ta cần có nhiều biển báo cấm xả rác, cần đặt nhiều thùng rác công cộng hơn. Và cần nhắc nhở những người bán hàng rong có lời nhắc khách bỏ rác vào thùng, xe bán hàng rong cần có bao rác treo sẵn để chính họ và khách có nơi bỏ rác mới được bán... Ngoài ta, cần có chế tài phạt nặng những ai xả rác bừa bãi. Quan trọng hơn là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh chung cho các em học sinh các cấp để các em nhắc cha mẹ khi đi chơi. Nhà trường cần đưa nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường vào giờ họp phụ huynh để nhắc nhở cho phụ huynh. Mỗi người trong chúng ta cùng nhớ và thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định thì môi trường của chúng ta sẽ xanh, sạch, đẹp”.

Giáo dục không đến nơi đến chốn

Khi được hỏi, phải chăng ở nhà trường đã có bộ môn giáo dục công dân mà không đủ sức thấm vào lớp trẻ, để đại đa số người trẻ hiện nay hoàn toàn thiếu ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường, TS Thúy nhận định: “Thực ra, họ không hề được học một cách đầy đủ. Lâu nay tên môn học trên có trong chương trình, nhưng dạy rất ít trên lớp và dạy cho có, nên không có tác động gì đến học sinh. Còn phía gia đình thì dường như… bỏ quên. Nhà trường bỏ quên, người lớn không làm, nên trẻ không được giáo dục là vậy”.

Cũng có ý kiến cho rằng sau này nên tổ chức đội ngũ công nhân lấy rác kịp thời từ các thùng rác công cộng, song song đó bố trí lực lượng chức năng đông đảo để xử phạt mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ai phạt vào thời điểm biển người chen chúc và camera nào quay cho xuể những hình ảnh của cả biển người thiếu ý thức giữ vệ sinh công cộng như vậy?

Bao giờ việc xử phạt người xả rác bừa bãi được áp dụng nghiêm để những ai tham gia lễ hội ý thức hơn về hành vi đúng mực hơn của họ nơi công cộng? Kinh nghiệm của Singapore: Việc xử phạt thực hiện nghiêm ngặt, với mức phạt xả rác bừa bãi lần đầu có thể lên tới 1.000 đôla Singapore; nếu tái phạm, mức phạt tăng lên gấp 2, gấp 5, kèm theo lao động công ích. Việc ăn quà vặt, uống nước khi tham gia các phương tiện công cộng cũng bị ngăn cấm nhằm giữ trật tự văn minh đô thị.


Việc xử lý hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam cần phải được thực hiện cương quyết và hiệu quả hơn!

TPHCM : Lượng rác thải tăng gần gấp đôi những ngày Tết Nguyên đán

Theo dự báo, lượng rác thải tại TP HCM sẽ tăng lên khoảng 13000 đến 14000 tấn mỗi ngày trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đây là con số đáng báo động, gấp đôi so với ngày thường.




Để thu gom hết lượng rác này, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM cho biết các xe vận chuyển rác thải sẽ hoạt động cả ngày lẫn đêm từ ngày 25/1 đến hết ngày 1/2/2017.

Dự báo những ngày Tết, lượng rác thải sẽ gần gấp đôi ngày thường
Để đảm bảo không ứ đọng rác, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhất là trong thời điểm người dân tăng cường sửa nhà đón Tết, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị cho biết các phương tiện vận tải chất thải rắn của ngành vệ sinh công cộng toàn thành phố được hoạt động cả ngày và đêm từ ngày 25/1 đến hết ngày 1/2/2017.

> Xem thêm: Thùng đựng rác inox


Về kế hoạch vệ sinh môi trường dịp Tết, Công ty đã bố trí 100% nhân lực, vật lực túc trực triển khai kế hoạch vệ sinh, nhất là tại những điểm phát sinh lượng rác lớn như trung tâm thương mại, hệ thống chợ truyền thống và các khu vực tập trung chợ hoa với khoảng 2.000 xe vận chuyển rác và 7.000 công nhân tham gia trong đợt tổng vệ sinh này.





Lựa chọn thùng rác trên bờ biển như thế nào ?

Việt Nam là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, với đường bờ biển dài hơn 3400km, không có gì ngạc nhiên khi nước ta sở hữu nhiều bãi biển đẹp cùng nhiều vịnh nhỏ với những bãi cát trắng xóa và làn nước trong xanh. Tận dụng được lợi thế này, các tỉnh thành đã có nhiều chính sách thúc đẩy mạnh về du lịch, đem lại nguồn thu không hề nhỏ. Với những con số ấn tượng như 37 triệu khách du lịch, 7,5 triệu khách du lịch nước ngoài đạt doanh thu khoảng 338 nghìn tỷ đồng ( số liệu năm 2015 ) đã đánh dấu những thành công to lớn của ngành du lịch và đặc biệt là ngành du lịch biển tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đi kèm sự phát triển mạnh về mặt kinh tế là những vấn đề đặt ra và cần có phương án giải quyết lâu dài. Một trong số đó là vấn đề về môi trường. Chưa nói tới những dự án mang tính vĩ mô do các cấp lãnh đạo đề ra, việc bảo vệ cảnh quan môi trường biển đã được đóng góp từ lâu với một vật quen thuộc. Đó là chiếc thùng rác. Lựa chọn thùng rác sao cho vừa hiệu quả vừa không ảnh hưởng đến mỹ quan bờ biển cũng là một vấn đề đáng được lưu tâm.



1. Chất liệu của thủng rác bờ biển :
Thùng rác được đặt ngoài trời nên sự bền bỉ được đặt lên là ưu tiên hàng đầu. Với yêu cầu như vậy, thùng rác nhựa Composite là mội lựa chọn hoàn hảo. Với những ưu thế như độ cứng cao, chịu lực và nhiệt độ tốt cũng như dễ dàng trong việc vệ sinh và giá thành rẻ. Không những thế, thùng rác loại này còn được gắn kèm bánh xe, rất tiện lợi  khi di chuyển.


2. Thiết kế của thùng rác biển
Thiết kế của thùng rác không yêu cầu quá cầu kỳ. Thùng rác chỉ cần được sơn đơn sắc như xanh lá cây hoặc da cam cũng đã đủ đem lại sự " muốn vứt rác vào thùng " của du khách do hai màu này đã được định vị từ lâu trong tâm lý là gắn liền với thùng rác. Trên thân thùng rác được in logo quảng cáo hay đi kềm những câu khẩu hiệu như : " Hãy bỏ rác vào thùng ", " Hãy cho tôi rác ",...



3. Dung tích và cách bố trí của thùng rác bờ biển
Để phục một lượng khách du lịch rất lơn nên cần loại thùng rác có dung tích rất lớn ( khoảng   lít ). Hơn nữa số lượng thùng rác cũng cần nhiều, được bố trí ở khắp mọi nơi dọc bờ biển để thuận tiện cho du khách bỏ rác vào thùng.


4. Một số lựa chọn khác
Ở một số nơi, người ta sử dụng thùng rác hình thú để làm điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ cho bờ biển.


Hay một số doanh nghiệp cũng đặt làm hàng loạt thùng rác kim loại có in sản phẩm của mình để tăng hiệu quả quảng cáo.



                                                                                        Thùng đựng rác Hà Nội










Lựa chọn thùng rác gia đình đẹp, tiện lợi

Thùng rác gia đình là đồ dùng được sử dụng nhiều và rất quan trọng trong mọi ngôi nhà. Những chiếc thùng rác tiện lợi không chỉ có tác dụng đơn thuần là đựng rác sinh hoạt mà còn là sản phẩm trang trí tạo nên điểm nhấn cho không gian của ngôi nhà. Nên lựa chọn một chiếc thùng rác gia đình phù hợp cũng là một vấn đề rất cần thiết trong việc bố trí không gian sống của gia đình.



Cùng với sự phát triển của xã hội thì lượng rác thải cũng ngày một gia tăng. Mọi người cũng đang dần hình thành ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan công cộng và đặc biệt là ở không gian sinh hoạt mỗi gia đình. Chính vì vậy, đó là lý do mà trong mọi gia đình đều có bóng dáng của thùng rác.

Yêu cầu chung của các loại thùng rác gia đình ngày nay đa phần là chất liệu bền, có thể chịu lực, chịu va đập và tương thích với mọi loại thời tiết tốt. Về phần thiết kế cũng đòi hỏi phải hiện đại, sang trọng, màu sắc bắt mắt. Thêm nữa, kích thước thùng không nhỏ, và cũng không quá to và cần thiết phải có nắp đậy.



Thùng rác gia đình hiện được sản xuất bằng nhiều chất liệu. Tuy vậy thùng rác nhựa và thùng rác inox, thùng rác gỗ là những sản phẩm phổ biến nhất và được nhiều gia đình ưa chuộng. Ngoài ra, nhiều gia đình còn đòi hỏi cao hơn với những mẫu được thiết kế hoa văn cầu kỳ, tinh xảo...

1. Thùng rác nhựa :



Thùng rác nhựa cao cấp rất dễ rửa sạch. Ngoài có hình tròn truyền thống còn có thể lựa chọn loại hình chữ nhật. Thiết kế này vừa tiện lợi vừa đảm bảo mỹ quan, vệ sinh cho thùng rác.
Thùng rác nhựa đạp chân là  một lựa chọn thích hợp dành cho phòng bếp với ưu điểm dung tích lớn và dễ dàng vệ sinh, chân đạp tiện lợi cũng như chất liệu nhựa ABS có độ bền cao
Không những thế, thùng rác nhựa cũng có thể bố trí trong phòng ngủ hoặc phòng khách với những mẫu có màu sắc bắt mắt

2. Thùng rác inox :


Thùng rác inox có nắp đậy được thiết kế với màu sắc sang trọng. Cấu trúc chắc chắn với nắp đậy kín và cứng cáp, ngăn không cho côn trùng chui vào cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho phòng bếp

3. Thùng rác gỗ :



Thùng rác gỗ phù hợp với không gian mang phong cách thô mộc, sử dụng nhiều vật liệu thiên nhiên. Chính vì vậy, thùng rác gỗ thường được chọn để tạo điểm nhấn tại phòng khách cũng như phòng ngủ, vừa bắt mắt vừa tiện dụng.



Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn

Thùng rác là vật không thể thiếu ở mọi nơi và khách sạn cũng không ngoại lệ. Thùng rác sử dụng trong khách sạn không chỉ yêu cầu về độ bền, tính tiện dụng mà cả về mặt thẩm mỹ sao cho phù hợp với không gian. Sau đây là một số lựa chọn thùng rác khách sạn đang thịnh hành hiện nay 

1. Thùng rác sử dụng trong khách sạn cao cấp, resort
Thùng rác sử dụng ở đây có yêu cầu rất cao đặc biệt là ở tính thẩm mỹ. Trong một không gian được thiết kế sang trọng, thùng rác trở thành một vật trang trí, góp phần làm nên vẻ đẹp cho khách sạn
Được ưu thích hiện nay là loại thùng rác đá hoa cương. Với thiết kế bằng inox chắc chắn được mạ vàng sang trọng mang tới vẻ đẹp cao cấp. Phần đá hoa cương cũng được thiết kế với nhiều mẫu mã, họa tiết bắt mắt chắc chắn sẽ phù hợp với mọi không gian khách sạn

Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn
Thùng rác đá hoa cương cao cấp

Một lựa chọn khác là thùng rác gỗ cao cấp. Thùng rác gỗ có vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng không kém phần tiện dụng.

Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn
Thùng rác khách sạn cao cấp

2. Thùng rác sử dụng trong khách sạn tầm trung
Thùng rác sử dụng tại đây có yêu cầu cả tính tiện dụng, thẩm mỹ nhưng cũng phải cân bằng về mặt chi phí. Một số loại thùng rác thường được sử dụng như :


Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn
Thùng rác inox sơn tĩnh điện đen

Thùng rác inox luôn là một lựa chọn đảm bảo về độ bền. Lớp sơn tĩnh điện màu đen đem lại vẻ đơn giản, lịch thiệp. Có thể lựa chọn thùng rác hình tròn hoặc hình vuông để phù hợp với nhiều không gian khác nhau.
Một số loại thùng rác inox khác được trang trí họa tiết bắt mắt như

Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn
Thùng rác inox cao cấp
Hay một số loại được bọc da :

Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn
Thùng rác inox bọc da

3. Thùng rác sử dụng trong khách sạn bình dân
Thùng rác sử dụng ở đây lại yêu cầu về giá thành rẻ và độ bền. Có thể lựa chọn loại thùng rác inox màu bạc nguyên bản :

Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn
Thùng rác inox nắp lật

Hay một số loại thùng rác nhựa với những ưu điểm như giá thành rẻ, màu sắc bắt mắt cũng như tiện lợi, dễ dàng vệ sinh:

Một số gợi ý thùng rác sử dụng trong khách sạn
Thùng rác nhựa cao cấp

Hy vọng các bạn có thể lựa chọn được loại thùng rác ưng ý !





Những lựa chọn thùng rác dành cho văn phòng

Thùng rác là một vật dụng không thể thiếu ở mọi nơi và văn phòng cũng không phải là ngoại lệ. Trong một không gian làm việc yêu cầu không chỉ đơn giản là một chiếc thùng rác có chất lượng hay không mà còn yêu cầu về tính thẩm mỹ, cách bố trí sao cho phù hợp. Chính vì vậy, việc lựa chọn một chiếc thùng rác văn phòng cũng không phải là việc đơn giản.

1. Chất liệu của thùng rác văn phòng :
Mặc dù được đặt trong một không gian có thể nói là an toàn, ít chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh nhưng chất liệu của thùng rác cũng phải là loại có độ bền tốt, hơn thế nữa là dễ dàng trong việc vệ sinh.
- Có thể nói tới ở đây là thùng rác nhựa, với ưu điểm nhẹ, thiết kế và màu sắc khá đa dạng phù hợp với nhiều không gian khác nhau.



- Có độ bền cao hơn là thùng rác gỗ. Loại thùng rác này thiên về những thiết kề cổ điển mang lại vẻ sang trọng, lịch sự. Chính vì vậy đây cũng là một lựa chọn khá được ưa thích trong nhiều văn phòng.


- Bền bỉ cũng như được sử dụng nhiều hơn cả là thùng rác văn phòng sử dụng chất liệu kim loại.



2. Lựa chọn thùng rác có nắp đậy, không có nắp đậy hay bập bênh ?
Với môi trường văn phòng làm việc, để tránh mất thời gian cũng như ảnh hưởng tới công việc nên sự tiện dụng của thùng rác rất được đề cao. Hơn nữa, rác thải khá " sạch " - chủ yếu là giấy, nên lựa chọn tiện lợi nhất có lẽ là thùng rác không nắp đậy. Nhưng thùng rác có nắp đậy với đạp chân hay kiểu bập bênh lại có lợi thế lịch sự hơn. Nói chung, mỗi loại đều có những ưu điểm nhất định và cũng không chênh lệch quá nhiều nên sự lựa chọn tùy thuộc phần nhiều vào cách bài trí và cả sở thích của người thiết kế.


3. Kích thước thùng rác văn phòng
Với một lượng rác thải không quá nhiều cũng như không tạo cảm giác chật chội cho văn phòng thì việc lựa chọn kích thước thùng rác cũng rất quan trọng. Một phần cũng tùy thuộc vào độ rộng của văn phòng nhưng phần lớn kích thước chỉ cần khoảng nhỏ và vừa ( 5 - 20 lít ) là phù hợp.



4. Thiết kế và họa tiết của thùng rác văn phòng
Đặt trong một không gian làm việc hiện đại, lịch sự, thùng rác cũng cần phải có những yêu cầu phù hợp. Nắm bắt được yêu cầu đó, thùng rác hiện nay đã được thiết kế với nhiều mẫu mã bắt mắt, thích hợp với nhiều cách bài trí, phong thủy của văn phòng hay là sở thích của cá nhân. Một vài mẫu đang thịnh hành như :




Mong rằng với một vài ý kiến như trên các bạn có thể lựa chọn được một chiếc thùng rác phù hợp với văn phòng của mình nhé !

Những chiếc thùng rác phổ biến trong công viên hiện nay


Công viên từ lâu đã được biết đến là nơi vui chơi, ngắm cảnh, hẹn hò … cho người dân và du khách, đặc biệt là các gia đình vào dịp cuối tuần. Tại đây, mọi người có thể tập thể dục, tập văn nghệ hay chỉ đơn giản là giải lao sau những giờ làm việc vất vả. Nhưng cũng chính vì vậy lại nảy sinh rất nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường một trong số đó là rác thải từ những du khách. Sự hiện diện của những chiếc thùng rác chính là để giải quyết vấn đề đó.

1. Thùng rác nhựa :

Thùng rác nhựa hiện nay chủ yếu được sản xuất từ nhựa Composite và nhựa HDPE.

Thùng rác nhựa Composite

Thùng rác bằng nhựa Composite ( nhựa cốt sợi thủy tinh ) với độ cứng và độ chịu nhiệt vượt trội.
Thùng rác nhựa HDPE

Thùng rác bằng nhựa HDPE (Hight Density Poli Etilen) dẻo, chịu lực và va đập tốt, không bị oxy hóa, kiềm hóa.
Tuy sản xuất bằng những vật liệu khác nhau nhưng tựu chung lại, thùng rác nhựa đều có những đặc điểm nổi bật như : Dung tích lớn, bền bỉ với thời tiết, màu sắc bắt mắt, dễ dàng vệ sinh, giá thành rẻ...

2. Thùng rác thép :

Thùng rác kim loại cũng được thiết kế với nhiều mẫu mã đa dạng và màu sắc phong phú.
Thùng rác thép được thiết kế đẹp, hiện đại. Chất liệu thép rất bền, không bị biến dạng, cong vênh theo thời gian.


Thùng rác thép 1 ngăn


Thùng rác thép 2 ngăn


Một số loại thùng rác thép được in hình quảng cáo

3. Thùng rác gỗ :
Đây là loại thùng rác có thiết kế đẹp nhất nhưng cũng không kém phần chắc chắn. Thùng rác có khung bằng chất liệu thép phun sơn tĩnh điện và gỗ công nghiệp được tẩm hóa chất chống mối mọt, phun sơn bóng chống thấm nước, chịu được điều kiện giúp cho thùng rác không bị lão hóa khi để ngoài trời nắng.
Thùng rác bằng thép ốp gỗ

Thùng rác gỗ ngoài trời phân loại rác